(CHG) Thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trên Internet. Đây là loại hình kinh doanh tiên tiến, kênh thương mại vô cùng thuận lợi để người bán hàng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ: hàng giả; hàng nhái; hàng kém chất lượng; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ... hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật. Có hay không việc Facebook “Giang Đặng” công khai kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu?
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng trị kiểm tra khám phương tiện, phát hiện và thu giữ gần 1.900 các sản phẩm, trong đó có gần 500 máy tính bảng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá lô hàng hóa ước tính trên 400 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình tiến hành khám phương tiện vận tải, phát hiện 1.300 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành các loại có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình thực hiện kiểm tra đột xuất liên tiếp nhiều hộ kinh doanh, phát hiện nhiều hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Xem chi tiếtLTS: Có thể nói, chưa bao giờ tiếng chuông cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm, về chất lượng hàng tiêu dùng và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa... tại Thành phố Hồ Chí Minh lại gióng lên liên hồi đến vậy. Tiếng chuông đó một phần đánh giá đúng bản chất của vấn đề, cũng như nhìn nhận đúng thực trạng đang diễn ra. Điều đó không những tác động xấu đến môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, các chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, mà còn tác động tiêu cực đến đời sống, cũng như niềm tin của người tiêu dùng, thậm chí để lại nhiều hệ lụy tiêu cực tới sự phát triển chung của Thành phố. Trong quá trình khảo sát tại: Siêu thị Goo Bình Tây, siêu thị Top Maket..., Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, Trung tâm thương mại TaKa, và chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) không khỏi giật mình về việc chình ình nhiều loại hàng hóa có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tiêu dùng của khách hàng. Qua đó dễ nhận thấy nhiều bất cập cần sự vào cuôc quyết liệt của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, cũng như nhận thức của người tiêu dùng.
Xem chi tiếtLTS: “Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu... trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm đến nay vẫn còn, đang tiếp diễn và phức tạp”. Có lẽ đánh giá, nhận định từ chính đồng chí lãnh đạo phụ trách phát ngôn của Cục Quản lý thị trường Thành phố rất thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào những thực trạng đang tồn tại, cũng như đang thách thức các cơ quan chức năng. Thực tế chứng minh, nhiều địa điểm kinh doanh hàng tiêu dùng vi phạm các quy định của pháp luật đang có chiều hướng công khai và gia tăng, bất chấp các quy định của pháp luật, coi thường cơ quan chức năng như: Chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, Trung tâm thương mại Sài Gòn Square... Vấn nạn đó là báo động đỏ, gióng lên tiếng chuông cảnh báo tới các cơ quan chức năng nơi đây trong việc chấn chỉnh lại công tác kiểm tra, xử lý, giám sát kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố nói chung và tại các trung tâm thương mại nói riêng.
Xem chi tiếtLTS: Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu là một trong những vấn đề nhức nhối không chỉ của xã hội, mà còn là của các cơ quan chức năng. Hệ lụy mà nó gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội như: Sức khỏe; tài chính... niềm tin của người tiêu dùng; tính minh bạch của thị trường hàng hoá; làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính... Tại Thành phố Hồ Chí Minh vấn nạn trên đang diễn ra khá phổ biến trong một số ngành hàng: Thời trang; linh kiện, phụ kiện điện thoại, hóa mỹ phẩm; thực phẩm, thực phẩm chức năng... Đặc biệt, tình trạng này đang tồn tại công khai tại một số trung tâm thương mại lớn, chợ dân sinh.
Xem chi tiết